Chia sẻ Tin Mừng
Lễ Thánh Gia Thất
Lễ Thánh Gia Thất
(29/12/2013)
Tin Mừng: Lc 2,41-52
Đức Giêsu ngồi giữa các
bậc thầy Do Thái
Cuộc sống ẩn dật của Đức Giêsu
Cuộc sống ẩn dật của Đức Giêsu
Câu hỏi gợi
ý:
1. Thiên
Chúa có ba ngôi, sống và yêu thương nhau tương tự như trong một gia đình. Như
vậy gia đình phải chăng là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi? Nếu như thế, gia
đình phải sống thế nào mới đúng bản chất của mình?
2. Lý do thông thường nhất khiến cho một gia
đình trở nên bất hạnh là gì? Muốn gia đình trở nên hạnh phúc phải bắt đầu từ
đâu?
3. Vai trò
của gia đình trong việc huấn luyện con người biết yêu thương như thế nào? Vậy,
các bậc cha mẹ phải tập cho con cái yêu thương như thế nào?
CHIA SẺ
1. Gia
đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa
Nếu con
người là hình ảnh của Thiên Chúa, thì có thể nói rằng gia đình là hình ảnh của
Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa sống
đơn độc, mà là một Thiên Chúa mang tính gia đình, trong đó Ba Ngôi khác biệt
nhau nhưng yêu thương nhau, sống chung, làm việc chung, và kết hợp với nhau
thắm thiết như trong một gia đình, tới mức độ tuy là Ba Ngôi nhưng chỉ là một
Thiên Chúa duy nhất. Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì “Tập Thể Ba Ngôi” là một môi
trường để Ba Ngôi Thiên Chúa thể hiện tình yêu của mình với nhau. Vì Ba Ngôi
yêu thương nhau vô cùng, nên sự hiệp nhất của Ba Ngôi đạt được mức độ tối đa là
trở thành một Thiên Chúa duy nhất. Tình yêu và sự hiệp nhất ấy tạo nên thiên
đàng hay hạnh phúc của Ba Ngôi.
Cũng vậy, nếu
gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi, thì mọi thành viên trong đó phải yêu thương nhau,
hòa hợp với nhau đến mức hiệp nhất với nhau. Nhờ đó gia đình trở thành một thiên
đàng tại thế. Như vậy, mọi thành viên của gia đình đã được hưởng nếm trước phần
nào hạnh phúc của thiên đàng mai sau. Hạnh phúc trong những gia đình yêu thương
nhau - được biểu lộ và hình thành cụ thể bằng việc quan tâm, lo lắng và hy sinh
cho nhau - chính là hình ảnh trung thực của thiên đàng vĩnh cửu. Trái lại, nếu các
thành viên trong gia đình không yêu thương nhau, không sẵn sàng hy sinh cho nhau,
thì họ sẽ biến gia đình thành hỏa ngục tại thế, là hình ảnh của hỏa ngục vĩnh cửu.
Trong 8 cái khổ mà Ðức Phật kể ra, có cái khổ gọi là “oán tắng hội khổ”, nghĩa là
khổ vì không ưa nhau, ghét nhau mà lại phải sống chung với nhau.
2. Tính
ích kỷ, nguồn gốc bất hạnh của mọi gia đình
Nhìn vào bất
cứ một gia đình bất hạnh nào - nghĩa là một gia đình không hạnh phúc - ta luôn luôn
thấy bóng dáng tính ích kỷ của một thành viên nào đó trong gia đình. Chính tính
ích kỷ của thành viên này là nguồn gây nên đau khổ trong gia đình. Nếu thành viên
ích kỷ ấy là người cha hay người mẹ, thì đau khổ trong nhà sẽ hết sức lớn lao. Gia
đình nào càng có nhiều người ích kỷ, gia đình ấy càng bất hạnh. Gia đình mà càng
có nhiều người sống vị tha, biết hy sinh cho người khác, gia đình ấy càng ít bất
hạnh. Một gia đình mà mọi thành viên đều vị tha, đều quan tâm, chăm sóc và hy sinh
cho nhau, đều sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho nhau, gia đình ấy chắc chắn hạnh
phúc.
Câu chuyện
minh họa về thiên đàng và hỏa ngục sau đây thật phù hợp với thiên đàng và hỏa
ngục của gia đình. Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y
như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi người đều phải dùng
một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗ này:
trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người khác
ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ đến
mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho
mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hoàn đói, từ
đó họ trở nên căm thù nhau. - Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh
phúc cho mình được mà không cần đến người khác, nên nếu ai cũng chỉ biết lo cho
hạnh phúc của mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau khổ.
Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì thế,
nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho nhau, tạo hạnh phúc cho nhau, thì ai
nấy đều hạnh phúc.
Con người
là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là tình thương, nên bản chất của con
người cũng là tình thương. Vì thế, chỉ khi con người sống phù hợp với bản tính
của mình là yêu thương, và thể hiện cụ thể tình yêu thương ấy với những người
chung quanh, thì con người mới hạnh phúc. Nếu con người sống ích kỷ, tức ngược
lại bản chất yêu thương của mình, con người sẽ đau khổ và làm cho những người
chung quanh đau khổ.
NCK